Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Bí quyết uống cà phê để giảm cân

  Giảm cân để có được một vóc dáng đẹp thì hầu như ai cũng mong muốn nhưng không cần phải đi đâu xa hoặc làm gì quá khó để giảm cân đâu, bạn chỉ cần ngồi tại nhà thưởng thức một ly cà phê nhưng phải đúng cách thì mới mong cà phê sẽ mang lại tác dụng giảm cân cho bạn. Sau đây Cà phê chín xin chia sẻ cho các bạn bí quyết uống cà phê để giảm cân và rất dễ thực hiện.





  Vào mỗi buổi sáng, thưởng thức một tách cà phê sẽ mang lại cho tinh thần được sảng khoái, thoải mái, tỉnh táo để bắt đầu một ngày dài năng động.
  Lượng caffeine có trong cà phê sẽ tạo điều kiện cho các axit béo có trong máu được chuyển hóa thành năng lượng và nhờ đó mà cà phê giúp đốt cháy các chất béo trong cơ thể. Ngoài ra caffeine còn có tác dụng lợi tiểu và giúp đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể.
  Theo nghiên cứu từ Đại học Harvard, mỗi ngày nên sử dụng từ 500 – 600mg caffeine tương đương với 4 tách cà phê sẽ không gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể. Do đó chúng ta không nên uống vượt quá liều lượng cho phép.
  Hàm lượng caffeine có trong cà phê sẽ giúp giải phóng lượng chất béo có trong máu do đó mà cà phê rất thích hợp cho việc giảm cân.

Bí quyết uống cà phê để giảm cân


1. Không nên cho đường vào cà phê




  Nên thưởng thức một ly cà phê không đường sau mỗi bữa ăn và nên nhớ không nên cho đường hoặc thêm sữa vào cà phê vì như thế sẽ cản trở việc giải phóng chất béo và dễ gây tình trạng béo thêm cho bạn.


2. Uống cà phê nóng

  Uống cà phê nóng sẽ tạo điều kiện cho cơ thể đốt cháy lượng calo nhiều hơn và nhiệt lượng của cơ thể được tăng lên. Ngoài ra việc thương thức cà phê nóng sẽ giúp bạn dễ dàng cảm nhận được mùi hương từ những hạt cà phê tươi ngon và sẽ giúp cho bạn được tỉnh táo, tập trung hơn.
  Uống cà phê nóng sẽ giúp cho cơ thể sản sinh ra lượng oxy hóa giúp cho việc phòng ngừa ung thư, ngăn ngừa lão hóa và bệnh tim mạch.


3. Cà phê nguyên chất tốt nhất cho mục đích giảm cân

  Cứ 100g cà phê nguyên chất sẽ có chứa khoảng 2.25g calo. Do đó uống cà phê sau mỗi bữa ăn sẽ giúp giải phóng được lượng mỡ trong cơ thể. Ngoài ra uống cà phê nguyên chất sẽ giúp cho việc lợi tiểu, hỗ trợ thúc đẩy hệ tuần hoàn của máu trong tim. Tuy nhiên, uống cà phê nguyên chất sẽ dễ gây ra tình trạng mất ngủ do đó bạn không nên uống cà phê trước khi đi ngủ và cần phải uống một lượng vừa phải.
  Uống cà phê nguyên chất sẽ có tác dụng làm đẹp đối với các chị em phụ nữ nếu như thường xuyên uống. Với bệnh huyết áp thấp, các chuyên gia thường khuyên người huyết áp thấp nên uống cà phê để ổn định huyết áp hiệu quả hơn.

4. Ngửi mùi hương của cà phê




  Như chúng ta đã biết cà phê có một mùi hương rất thơm và dễ chịu, việc cảm nhận hương thơm của tách cà phê sẽ giúp chúng ta được thoải mái và tăng cường được độ nhạy của giác quan. Khi làm việc, ngửi hoặc thưởng thức một ly cà phê sẽ giúp cho tinh thần được tốt hơn và tập trung hơn vào công việc. Ngoài ra việc ngửi hương vị của cà phê sẽ kích thích các dây thần kinh trong não và làm giảm tình trạng thèm ăn do đó mà chúng ta sẽ thực hiện được việc giảm cân hiệu quả.

5. Thể dục nhẹ sau khi uống cà phê

  Sau khi uống cà phê xong từ 30 - 40 phút, nồng độ axit béo trong máu từ từ tăng lên, do đó khi kết hợp với vận động nhẹ có thể giúp lượng axit béo chuyển thành năng lượng và đốt cháy hiệu quả chất béo.

6. Làm đẹp bằng bã cà phê

  Sử dụng bã cà phê để mát xa cho vùng da sẽ giúp cho làn da luôn được hồng hào và mềm mịn, giúp làn da luôn săn chắc và khỏe mạnh. Khi mát xa với bã cà phê, chúng ta nên pha thêm chút nước sau đó thoa đều và mát xa ở những nơi như bụng dưới, đùi, eo vì những nơi đây thường xuyên có lượng mở tích tụ. Nếu làm thường xuyên như vậy sẽ giúp loại bỏ được lượng mở thừa giúp cho việc giảm cân được hiệu quả.



Lưu ý: Những người mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa không tốt, lượng axit dạ dày quá nhiều hoặc dễ mất ngủ nên hạn chế uống quá nhiều cà phê.

Cà Phê Chín


Share:

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Thu hoạch cà phê thông thường và cà phê chín

  Để tạo nên một ly cà phê ngon chất lượng thì nguyên liệu đầu vào là điều kiện tiên quyết. Thông thường người nông dân thu hoạch cà phê khoảng 2-3 lần trong mùa cà phê chín. Tuy nhiên mỗi lần thu hoạch đều có lẫn hạt xanh, hạt vàng, hạt chín đỏ, và hạt cà phê quá chín chuyển thành đen trên cành. Những hạt cà phê sau khi hái này là nguyên liệu để chế biến thành cà phê mà chúng ta uống hàng ngày. Một ly cà phê ngon hảo hạng trước tiên phải được làm từ nguồn nguyên liệu hạt cà phê chín đỏ mọng có chất lượng tốt nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu và so sánh quy trình thu hoạch cà phê thông thường và cà phê chín như thế nào nhé.

1. Mùa thu hoạch cà phê tại Việt Nam

  Mỗi vụ mùa cà phê trong năm thường ra hoa 3 lần, lần đầu tiên sẽ ra hoa nhiều nhất, vì vậy cà phê cũng chín thành 3 đợt. Rất khó để có thể làm cho tất cả hạt cà phê đồng loạt chín cùng 1 lúc, thông thường người nông dân sẽ tập trung thu hoạch một lần để tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng thay vào đó chất lượng không đạt tiêu chuẩn vì có chứa quá nhiều trái xanh không đồng nhất về hạt. Ngoài ra cần phải thu hoạch đúng kỹ thuật thì cành, lá và nụ của cây cà phê mới không bị ảnh hưởng cho những mùa vụ tiếp theo.
Cà phê thường không chín cùng lúc mà chín thành 3 đợt

  Mùa thu hoạch cà phê tại Việt Nam thường kéo dài 4 tháng từ tháng 10 đến hết tháng 01

  Để kiểm tra được chất lượng của trái cà phê chúng ta có thể quan sát dựa trên màu sắc của trái để có thời điểm hái phù hợp, nguyên liệu càng tốt cho chất lượng cà phê càng cao.

  Đối với trái chín đầy đủ thường có vỏ trái màu đỏ, phần cuống trái chỉ hơi xanh. Trái không bị sâu bệnh hại là trái cà phê đạt chất lượng tốt nhất, là nguyên liệu chế biển hoàn hảo để có cà phê ngon.
- Những trái cà phê xanh thường sẽ có nhiều nước, chưa có lớp nhầy bao bọc bên ngoài nhân, vỏ lụa mới bắt đầu có màu xanh nên tỷ trọng hạt rất thấp. Thu hoạch lúc này tỷ lệ nhân không đạt yêu cầu, hơn nữa nước pha không có mùi thơm, vị hăng ngái khó chịu.

- Những trái cà phê không được thu hoạch kịp thời sẽ có trái vỏ màu sẫm hoặc nâu, lớp nhớt giữa vỏ trái và vỏ thóc bị khô nên thường có nhân cho màu nâu.

- Trái chín ép thường xuất hiện ở những cây cà phê thiếu chất dinh dưỡng, những cây bị khô hạn trong thời gian dài hoặc xuất hiện ở những chùm cà phê cho trái quá nhiều sẽ có trái bị chén ép, những cây bị rụng lá hay bị gãy cành thường xuất hiện trái có màu vàng do bị chín ép. Những trái này khi cho vào nước thường nổi.

- Những trái khô trên cây hoặc khô rụng dưới đất thường có vỏ màu đen, nhân thường bị mọt hoặc nấm tấn công nên cho chất lượng không tốt.

- Trái bị sâu bệnh là những trái bị mọt đục, trái bị mắc bệnh và chết khô trên cây. Sau khi chế biến thường có hạt màu đen hoặc hạt lép.
Những trái xanh, chín khô hoặc chín ép sẽ cho năng suất rất thấp và làm giảm chất lượng cà phê.
  Tùy theo phương pháp chế biến chúng ta có thể thay đổi chất lượng trái thu hoạch cho phù hợp. Đối với phương pháp chế biến ướt cần chú ý thu hoạch trái chín vừa đủ, những trái chín đỏ. Những trái xanh hay chín nẫu, khô đen cần phân loại riêng. Nếu chúng ta chế biến khô hoặc chế biến cải tiến thì có thể thu hoạch mọi loại trái. Tuy nhiên nếu đầu vào của nguyên liệu có tỷ lệ trái chín thấp, tạp chất nhiều thì tỷ trọng đạt được rất thấp, chất lượng của cà phê cũng thấp.

2. Phương pháp thu hoạch cà phê chín

- Cà phê cần được thu hái bằng tay khi tỷ lệ trái chín trên cây đạt 95%, nếu vào cuối mùa thì tỷ lệ này có thể thấp hơn.

- Khi thu hoạch, chúng ta cần chuẩn bị tấm bạt sạch trải ở dưới tán cây để trái được hái không bị dính đất hoặc lẫn với những trái rụng dưới đất sẽ rất dễ tạo ra nguy cơ lây lan nấm.

Khi hái cà phê tránh tuốt cành và không nên bức cả chùm.
- Khi hái cần dùng những ngón tay bứt trái, xoay nhẹ để trái rơi xuống bạt. Không nên tuốt cành, đối với cà phê chè không nên bứt cả chùm sẽ làm ảnh hưởng đến mần hoa bên dưới.

- Trong quá trình hái cà phê cần chú ý không làm gãy cành, tuốt quá nhiều lá nhất là những chùm lá và mầm hoa ở đầu cành sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau.

- Nên thu hoạch theo từng cây và đi theo từng hàng. Đối với những vườn cà phê chín sớm cần được thu hoạch trước.


- Trên một cây chúng ta cần thu hoạch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để tránh bỏ sót trái trên cành. Sau khi thu hái xong cần chuyển về xưởng chế biến trong ngày.

- Trước khi chế biến cần chú ý loại bỏ những tạp chất như lá, cành ra khỏi trái rồi cho vào những bao sạch và vận chuyển về xưởng chế biến.

- Không nên chất đống cà phê tại vườn, không giữ cà phê trái quá 24h trong bao sẽ làm cho cà phê bị lên men.

- Nếu chưa thể chế biến thì chúng ta nên trải cà phê lên nền gạch thoáng mát và sạch sẽ, không nên xếp trái quá 30- 40 cm.

3. Cà phê chín đúng thời gian mới có được hương vị và chất lượng tốt nhất, hạn chế hái cà phê khi còn xanh

Cà phê trái chín đạt tiêu chuẩn sẽ cho chất lượng tốt hơn so với hái trái xanh. 
  Hái trái xanh tức là thu hái khi độ chín của hạt cà phê chỉ đạt từ 60% trở xuống, do đó không thể áp dụng phương pháp chế biến ướt được. Lúc này buộc phải áp dụng phương pháp chế biến khô để loại bỏ những hạt cà phê nhân thành phẩm kém chất lượng. Về mặt năng suất, việc hái trái xanh còn làm giảm sản lượng cà phê do trái chưa phát triển hết, nhân còn nhỏ, trọng lượng chưa đạt đến mức tối đa làm hao hụt sản lượng cà phê. Về mùa vụ, hái trái xanh làm cho cây cà phê sinh trưởng về phía trước, tức cây cà phê sẽ có xu hướng ra hoa sớm hơn vụ đầu trong năm tiếp theo, điều này kéo theo việc thay đổi lịch mùa vụ, ảnh hưởng đến việc chăm sóc và năng suất của cây trồng.

4. Đảm bảo được độ đồng nhất trong chất lượng các mẻ cà phê thu hái



  Để đạt được độ đồng nhất trong chất lượng của tất cả các hạt cà phê, yêu cầu quan trọng nhất chính là phải hái tất cả các trái chín cùng một lúc. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ly cà phê bạn uống mỗi ngày. Khi trái cà phê được hái chín, hàm lượng đường trong trái cà phê luôn đạt cao nhất và hoàn hảo nhất, hàm lượng không cân đối khiến cho cà phê bị mất đi hương vị nguyên chất vốn có của nó. Đồng thời, khi các hạt cà phê được hái chín cùng một lúc, sẽ giúp cho từng mẻ rang được ổn định và đồng nhất về hương và màu.

** Tại CÀ PHÊ CHÍN, quan điểm về ly cà phê thơm ngon chất lượng luôn được tuân thủ ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào: chỉ những hạt cà phê chín đỏ mới được dùng để chế biến, kết hợp với bí quyết rang xay mộc và kỹ thuật ủ, đã tạo nên thương hiệu của một loại cà phê với hương vị thơm ngon ngất ngây khó cưỡng.

Cà Phê Chín

Share:

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Khi nào uống cà phê là tốt nhất?





  Cà phê là một loại thức uống rất đổi quen thuộc của chúng ta hiện nay mà hầu như ai cũng đã từng thưởng thức qua. Với cà phê, ngoài việc thưởng thức hương vị ra thì nó còn mang lại nhiều lợi ích giá trị khác cho cơ thể nếu chúng ta biết uống cà phê thế nào là đúng cách. Uống cà phê đúng cách ở đây không chỉ cần đúng lượng và cần phải đúng cả thời điểm nữa.Vậy thời điểm khi nào uống cà phê là tốt nhất cho sức khỏe của bạn? Sau đây Cà phê chín có đôi điều muốn chia sẻ cho bạn những thời điểm uống nào nên uống cà phê là hợp lý nhất và tốt nhất cho cơ thể của bạn.
Những thời điểm tốt nhất để uống cà phê:

1. Uống cà phê vào buổi sáng



  Thông thường đã là dân cà phê thì công việc đầu tiên vào mỗi buổi sáng là uống một ly cà phê chuẩn bị cho một ngày mới tốt đẹp. Thời điểm uống cà phê vào buổi sáng là thời điểm hoàn toàn thích hợp, tuy nhiên cần lưu ý chúng ta phải nên ăn sáng trước khi uống cà phê nhé.

  Cà phê là món đồ uống chứa chất kích thích giúp con người có được sự tỉnh táo. Với những người uống cafe thường xuyên sẽ tăng khoảng 30% lượng máu lưu thông trong khoảng thời gian hơn 75 phút so với nhóm người không uống cafe. Sự lưu thông máu tốt sẽ khiến lượng oxy vận chuyển tới các cơ nhiều hơn.Với một tách cafe buổi sáng sẽ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu của bạn.

  Chất caffeine trong cà phê có thể tăng cường trí nhớ tỏng ít nhất 24 giờ sau khi con người uống cà phê. Một cốc cafe buổi sáng sẽ giúp bạn khởi động ngày làm việc hiệu quả nhất.

  Với một hàm lượng vừa phải, cà phê có tác dụng bảo vệ sức khỏe chúng ta làm giảm nguy cơ các tổn thương liên quan đến tuổi tác. Bạn hãy bổ sung một tách cafe mỗi buổi sáng nó sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.

2. Thời điểm từ 10 – 11h30 sáng


  Nếu bạn là người thích uống cà phê thì có thể thưởng thức ngay 1 ly cà phê vào khung giờ này. Theo các chuyên gia thì khoảng 10 – 11h 30 là thời gian hormone căng thẳng giảm thấp nên rất an toàn cho bạn uống 1 ly cà phê. Đặc biệt, thời điểm này nhiều bạn thường bắt đầu mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ sau 1 buổi làm việc, nên thưởng thức ly cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo đúng lúc hơn.
3. Thời điểm từ 13h – 17h chiều
  Sau 13h chiều thì hàm lượng cortisol bắt đầu giảm xuống. Do đó, nếu cảm thấy buồn ngủ, đầu óc lơ mơ thì bạn có thể uống cà phê vào khung giờ này. 1 ly cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo, tập trung và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là người không quen uống cà phê thì chỉ nên uống trước 15h, đừng uống trễ quá có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối nhé.

4. Một tách cà phê trước khi tập thể dục






  Đây là thời điểm vàng để uống cà phê mà rất ít người biết tới. Khi bạn uống một tách cà phê 30 phút trước khi tập thể dục bạn có thể tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy nhiều calo hơn, và làm cho hiệu quả tập luyện các môn thể thao có ý nghĩa hơn. Ngoài ra, nếu bạn duy trì ổn định thời điểm uống cà phê này bạn sẽ thấy kết quả đạt được của việc tập thể dục sẽ cao hơn so với thời gian bạn chưa thử uống cà phê ở thời điểm này.

5. Uống cà phê khi mệt mỏi





  Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, stress một ly cà phê chắc chắn sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, vì thành phần chủ yếu của cà phê là cafein. Cafein có tác dụng kích thích hoạt động của hệ thần kinh, làm gia tăng các hoạt động thể chất có liên quan đến hệ thần kinh như hoạt động trí não, gia tăng trạng thái thức tỉnh, gia tăng hoạt động tư duy, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng hoạt động của cơ bắp… Qua đó, nó có tác dụng làm tăng sự hưng phấn tinh thần, tăng sự tập trung trí óc và hiệu quả làm việc.

  Một tách cà phê khi mệt mỏi có thể giúp bạn duy trì 4 giờ tỉnh táo. Tuy nhiên, với người uống cà phê thường xuyên thì hiệu quả này không lớn. Bạn lại phải điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Cà Phê Chín


Share:

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Cách phân biệt “cà phê nguyên chất” và “cà phê không nguyên chất”

  Cà phê là một thức uống rất đổi quen thuộc với chung ta. Tuy nhiên việc thưởng thức và đánh giá một ly cà phê ngon là cả một nghệ thuật. Nhưng điều đó không quá khó, nếu bạn tinh ý thì bạn sẽ có thể dễ dàng nhận ra ly cà phê bạn đang uống có ngon và nguyên chất hay không.
  
  Cà phê chín muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm có thể sẽ giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu của một ly cà phê ngon và cà phê nguyên chất, dựa vào đó bạn sẽ có kinh nghiệm và đánh giá được đúng chất lượng trước khi chọn mua cà phê để thưởng thức.
  
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết ly cà phê ngon và nguyên chất:

1. Khối lượng của cà phê nguyên chất và cà phê không nguyên chất

  Trọng lượng riêng của hạt cà phê nguyên chất thường nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của loại cà phê có tẩm hương liệu của bắp hoặc hạt đậu nành rang.
  
  Nếu để ý quan sát khi cầm trên tay giữa 2 sản phẩm loại cà phê nguyên chất và cà phê có tẩm hương liệu với trọng lượng 500g thì khi chưa mở bao bì bạn có thể thấy được tỷ lệ bột cà phê có tẩm hương liệu sẽ nhiều hơn bột cà phê nguyên chất.

2. Bột cà phê

  Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê nguyên chất sẽ có màu nâu đậm. Đối với loại bột cà phê không nguyên chất, trộn với hương liệu thì bột cà phê sẽ có màu đen đậm.

  Hoặc cách đơn giản để nhận biết cà phê nguyên chất hay pha tạp chất đơn giản bằng cách cho 1 muỗng cà phê bột vào 2 ly nước trắng trong. Cà phê nguyên chất ít có màu nâu đen và thường nổi lên trên mặt nước nhiều hơn so với cà phê pha tạp chất.
Hình ảnh được cắt từ clip chứng minh sự khác nhau giữa bột cà phê nguyên chất và bột cà phê không nguyên chất 

3. Mùi của bột cà phê

  Nếu quen thuộc, bạn không khó để nhận ra mùi thơm rất dễ chịu, hấp dẫn và rất đặc trưng của bột cà phê nguyên chất. Nhiều người vẫn bị lầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất.

  Nếu cà phê có pha các loại hương liệu từ bắp và đậu nành nếu ngửi sẽ có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang.

4. Trạng thái khi pha cà phê trên phin

  Đây là thời điểm để bạn dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa cà phê nguyên chất và cà phê không nguyên chất.

  Khi chúng ta cho nước sôi vào phin cà phê có chứa bột cà phê nguyên chất thì sẽ có hiện tượng bột của hạt cà phê sẽ sủi bọt, nở ra và phồng lên.

  Còn với các loại bột cà phê không nguyên chất, tẩm hương liệu thì bột cà phê sẽ không nở, trái lại còn trở nên dẻo, dính và có thể sẽ xẹp xuống.

5. Mùi thơm của ly cà phê

  Chúng ta cũng có thể nhận biết được loại cà phê mà chúng ta đang uống có nguyên chất hay không qua mùi hương ly cà phê đó. Dấu hiện nhận biết cà phê nguyên chất bằng mùi thơm tương đối khó, bởi chúng ta chỉ có thể phân biệt được được mùi của hương liệu hóa học và mùi của cà phê nguyên chất khi bạn đã là người sành sỏi trong việc uống cà phê. Cà phê pha tạp chất luôn được tẩm hương liệu trước khi sử dụng và mùi thơm của nó cũng khá là quyến rũ. 


  Theo nhận xét của những chuyên gia trong lĩnh vực cà phê thì mùi cà phê nguyên thủy không quá mạnh mẽ, không quá thô và rất dịu , nhẹ dàng, và ngây ngất. Chỉ cần cảm nhận nhiều lần các bạn sẽ có thể phân biệt được những mùi vị này.

6. Vị của cà phê:

  Hạt cà phê luôn tiềm tàng vị đắng, xen lẫn vị thanh nhẹ nhàng.
  Một số nhà sản xuất không có tâm đã chạy theo thị hiếu cũng là quan niệm sai lầm của một số lượng khách hàng là: cà phê phải đắng gắt mới ngon nên họ đã tìm cách thêm vào bột cà phê các loại hóa chất tạo đắng. Hậu quả, cà phê pha tạp chất có vị đắng nhân tạo (tiêu diệt hẳn vị thanh quyến rũ của cà phê).


  Bạn nên tránh xu hướng đi tìm và nghiện vị đắng không tự nhiên đó, vì nó sẽ làm bạn quan niệm và nhìn nhận sai về mùi vị đích thực của cà phê.

  Khẩu vị uống cà phê đậm đặc từ ngũ cốc rang của một bộ phận lớn người uống cà phê đã xây dựng từ nhiều chục năm nay. Nếu hiểu biết các thuộc tính của cà phê, bạn sẽ không khăng khăng đòi uống ly nước đen thui, đậm lè, đắng ngắt của bột đậu rang cháy khét tẩm đủ mọi loại hương liệu bốc mùi thơm nồng nặc.

7. Trạng thái của cà phê

  Cà phê nguyên chất luôn ánh lên 1 màu nâu quyến rũ, và khi tiếp xúc với ánh nắng thì ly cà phê đá hay cà phê nóng sẽ sáng lung linh . Rất nhiều người luôn nghĩ cà phê phải màu đen thì mới đẹp mắt và đậm đà, như vậy mới là cà phê đích thực - đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm khi thưởng thức và đánh giá cà phê . Nếu bạn đã quen uống cà phê nguyên chất, quen với màu nâu cách gián trong trẻo tự nhiên, tạo cho chúng ta 1 cảm giác sạch, vệ sinh thì bạn sẽ không thể nào tiếp tục uống được cái ly nước đen thăm thẳm có vị đắng gắt thêm một lần nào nữa.


Hình ảnh được cắt từ clip cho thấy cà phê thật có màu cánh gián, cà phê giả có màu đen

  Cà phê nguyên chất khi pha cà phê sữa sẽ không cho màu nâu đậm mà chỉ cho một màu nâu nhạt. Các bạn hãy lưu ý điều này nhé, nước cà phê không sánh kẹo, độ sánh gần như nước uống thông thường vì hạt cà phê chứa ít tinh bột. Đó là những dấu hiệu về màu của ly cà phê mà bạn chỉ cần tinh tế một chút là có thể nhận biết được.

  Khi pha, nước của ly cà phê nguyên chất có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái với nước của bột bắp rang hay bột đậu rang, vốn chứa rất nhiều tinh bột, nên rất sánh, rất đặc kẹo, thậm chí là sánh dẻo. Các bà nội trợ vẫn hay dùng bột bắp trong nhà bếp vì tính chất này.

  Một số người tiêu dùng còn tự hào rằng mình là người hiểu biết về cà phê, cho rằng, ly cà phê ngon thì nước trong ly cà phê phải kẹo kẹo, bám trên thành ly và phải “ôm đá” và viên đá trong ly cà phê phải có màu nâu do nước cà phê sóng sánh, dẻo kẹo bám lấy đá. 

  Nhưng điều đó chính là bằng chứng cho thấy trong ly cà phê ấy chỉ có rất ít cà phê mà toàn là bột đậu nành rang. Đậu nành rang chứa nhiều tinh bột hiển nhiên là rất ôm đá. Cà phê đích thật không sánh dẻo và không ôm đá.

8. Bọt cà phê

  Rất ít người để ý tới bọt của cà phê, nhưng thực chất bọt của cà phê nguyên chất và cà phê không nguyên chất sẽ khác nhau.


  Cách phân biệt như sau: Bọt của cà phê nguyên chất có màu nâu và rất nhanh sau khi đánh sẽ chuyển qua màu trắng, rất nhiều và đầy, lâu tan hơn; còn bọt cà phê không nguyên chất sẽ có màu đục hơn, có độ sánh , không chuyển màu và bám dính.

**Đôi điều chia sẻ như thế này về cách phân biệt “cà phê nguyên chất” và “cà phê không nguyên chất” hy vọng sẽ giúp bạn có thể trở thành một người thưởng thức cà phê thực thụ.**

Cà Phê Chín

Share:

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Cà phê pha lạnh cold brewed - cà phê máng chồn

  Cùng một loại cà phê, nhưng cách pha khác nhau sẽ tạo nên hương vị khác nhau, giữa cách pha cà phê bằng nước nóng thông thường và pha bằng nước lạnh (cold brewed) là một minh chứng rõ ràng, nhiệt độ và thời gian có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cà phê sau khi pha bằng các tác nhân tách chiết khác nhau.

  Việt Nam chúng ta vẫn thường quen cách pha cà phê bằng nước nóng, cách pha này kết hợp với phin lọc là một đặc trưng của người Việt trên thế giới khi thưởng thức cà phê. So với các cách thưởng thức cà phê của các vùng nổi tiếng trên thế giới như: Ý là esspressco, Latte, Mehico, Americano, cà phê than indonesia, …. thì cà phê phin Việt Nam vẫn có tính chất khác biệt và thưởng thức cà phê “chất” hơn cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

1. Cà phê pha nóng (hot brewed coffee)

  Cách pha: Dùng nước sôi ở nhiệt độ 90-95 độ C và hãm cà phê bằng phin, lưới lọc, hoặc máy pha,… các thành phần tinh dầu, đường, acid, … trong hạt cà phê bị chiết ra khỏi hạt cà phê


Quá trình pha cà phê nóng


Biểu đồ chiết xuất cà phê bằng nước nóng 90-95 độ C


Biểu đồ chiết xuất các thành phần trong hạt cà phê trong phương pháp pha nóng trong khoảng thời gian 10 phút
  Nước nóng làm hòa tan các chất trong hạt cà phề vào nước, các tinh dầu hương gặp nhiệt độ sẽ bay hơi lên nên mùi rất nồng. Tuy nhiên, nước nóng còn làm đẩy nhanh quá trình oxi hóa các chất vừa chiết ra trong hạt cà phê, quá trình này giống như sắt bị oxi hóa rỉ sét, khiến cà phê có vị chua và đắng.


2. Cà phê pha lạnh (cold brewed coffee)

  Cách pha: Khác với cách pha cà phê bằng nước nóng (hot brewed), pha cà phê bằng nước lạnh (cold brewed): cà phê được thêm nước lạnh ở nhiệt độ phòng và để ngâm trong vòng 12-24 giờ sau đó mới vắt lọc và thưởng thức.


Ủ cà phê lạnh ở nhiệt độ phòng hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 tiếng

Lọc cà phê lạnh và pha thêm nước vào để sử dụng
  Cà phê pha lạnh ước lượng giảm được độ chua trong cà phê khoảng 60% và có thể trữ trong tủ lạnh trong khoảng từ 2 đến 4 tuần

Lịch sử về cà phê pha lạnh


- Được ghi nhận có nguồn gốc từ Kyoto, Nhật Bản khi một nghệ nhân pha trà bằng nước lạnh và sau đó dùng cùng phương pháp để hãm cà phê giống như hãm trà, thế kỷ thứ 17. Phương pháp này được du nhập từ một người thương gia người Hà Lan khi mang hạt cà phê từ Indonesia vào Nhật Bản, cách hãm cà phê bằng nước lạnh là nỗ lực nhằm biến cà phê dễ dàng sử dụng khi không có đá, hoặc sau đó có thể đun nóng để dùng, thêm vào đó cách này còn hạn chế tình trạng hỏa hoạn do bất cẩn trên thuyền buôn.

- Napoleon cũng uống cà phê pha bằng phương pháp lạnh bởi vì theo ông đây cách chiết các chất ít có hại ra cà phê tốt nhất, chỉ để lại những chất khó tiêu hóa, không tốt còn lại trên bã

- Hiện nay cà phê này đang rất phổ biến tại Mỹ, và phù hợp cho dân uống cà phê thưởng thức, du lịch hoặc đi cắm trại.

Biến đổi hóa học của cà phê trong quá trình pha:




  Ở nhiệt độ phòng các chất trong hạt cà phê gồm: các chất thơm, các acid, đường,…. Không hòa tan liền vào trong nước pha, vì vậy cần ngâm ủ hỗn hợp nước – cà phê này trong khoảng 24 giờ, sau đó mới lọc sạch. Tuy nhiên, một phần các axit trong cà phê vẫn không chiết ra được hết, một số chất thơm cũng vậy, đường và caffein được chiết ra gần bằng với cách pha nóng (caffein là chất hòa tan trong nước). Toàn bộ quá trình đã làm cho cà phê pha lạnh ít chua, ít đắng hơn cách pha nóng thông thường, và cà phê này giống như dạng cà phê dảo tại Việt Nam sau khi pha nước đầu.

3. So sánh cà phê pha nóng và cà phê pha lạnh (hot brewed coffee vs cold bewed coffee)

  Có rất nhiều nghiên cứu về thành phần và công dụng của cà phê đối với con người, đa phần nghiên cứu trên cà phê pha nóng và trong thành phần cà phê chiết đều có các chất chống oxi hóa có lợi cho sức khỏe trên các mô hình nghiên cứu và lâm sàng. Ngược lại, có rất ít nghiên cứu về thành phần và công dụng của cà phê pha lạnh, nhưng với nhiệt độ thấp thì hàm lượng acid chlorogenic – một chất chống oxi hóa sinh học cao trong cà phê sẽ ít hơn so với chiết nóng, tuy vậy cà phê pha kiểu này thường mùi vị nhẹ nhàng và dễ uống hơn.

STT
Cà phê pha nónghot brewed coffee
Cà phê pha lạnh
cold bewed coffee
1
Hầu hết các acid, chất dầu, đường trong hạt cà phê đều hòa tan trong nước ở nhiệt độ 90-95 độ C
Giảm acid trong cà phê khoảng 60% do nhiệt độ thường lượng acid trong hạt cà phê được chiết ra ít hơn
2

Ít axit đồng nghĩa với tốt hơn cho răng miệng và dạ dày
3
Chứa nhiều chất chống oxi hóa hơn

4
Lượng cafein tương đương nhau
Lượng cafein tương đương nhau
5

Thuận tiện khi sử dụng với đá, hoặc đung nóng, hay dùng với nước ở nhiệt độ phòng
6
Các chất trong cà phê sau pha chế bị oxi hóa sau 4 phút chiết, tạo vị chua và đắng
Tốc độ oxi hóa các chất, giảm chất lượng cà phê sau khi pha chế diễn ra từ từ và kéo dài đến 1 tháng nếu để trong ngăn mát tủ lạnh
7

Hậu vị tốt hơn
  Qua những phân tích trên ta thấy rằng, phương pháp pha lạnh cà phê làm cà phê thành phẩm ít chua, ít đắng hơn so với cách pha nóng truyền thống. Nếu bạn đã quen hoặc trung thành với cách uống cà phê pha nóng thì khó có thể chấp nhận được hương vị nhạt của cà phê pha lạnh. Tuy nhiên dưới góc nhìn khoa học, cà phê pha nóng có những ưu điểm nhất định về mặt thành phần và công dụng, đó cũng là lý do cà phê pha lạnh (cold brew) đang rất phổ biến tại Mỹ hiện nay và ở Việt Nam, tôi nghĩ trong năm 2018 giới trẻ sẽ thưởng thức hương vị của cà phê pha theo cách này nhiều hơn nữa.

Xem thêm bài viết: Điều gì tạo nên nét đặc trưng cho cà phê máng chồn?

KS. CNSH Nguyễn Anh Khoa

Tài liệu tham khảo

1)Chuyên gia cà phê, nhà hóa học, đối tác kỹ thuật của Starbucks Renee Frechin https://1912pike.com/science-of-coffee-hot-vs-cold-brewed-coffee/
4)Brewing—How toGet the Most Out of Your Coffee Mountain City Coffee Roasters. 
5)Sunarharum W, Williams D, Smyth H. Complexity of coffee flavor: A compositional and sensory perspective. Food Research International. March 2014; 62: 315-325. 








Share: